seo
Tin tức & sự kiện
своими руками
wow
seo
VTEM Banners

Tin tức & sự kiện

Tin tức & sự kiện
Thứ năm, 29 Tháng 1 2015 01:37

Năm nay, rộ lên trên trang mạng xã hội Facebook hàng chục “ngôi chợ” bán hàng thực phẩm Tết làm sẵn. Tất cả đều nhộn nhịp không khí mua sắm không kém chợ truyền thống.

Đa dạng thực phẩm nhà làm

Không khó để tìm ra những chợ Tết đang nhan nhản trên Facebook hiện nay như Chợ phiên của những phụ nữ trẻ trung xinh đẹp đảm đang (CP), Hội buôn bán của các bà mẹ ở TP HCM (HBB), Hội những người thích mua sắm cả ngày (HMS), Hội mua bán webtretho (HWTT),… với lượng thành viên tham gia lên đến hàng chục ngàn người.

Nơi ngập tràn không khí mua sắm tết nhất có lẽ là CP. Ngay sau khi bà chủ chợ “phát pháo” về phiên chợ hàng Tết ngày 16/1, chẳng mấy chốc đã có đến hơn 100 gian hàng hưởng ứng. Đặc trưng của chợ phiên này là đa phần các sản phẩm (SP) có nguồn gốc nhà làm, hay gia đình từ quê gửi lên. Do đó, hàng hóa cũng mang đậm nét đặc trưng vùng miền. Các mặt hàng ở đây đa dạng không kém gì ngoài chợ, thậm chí còn có những món độc, lạ hơn.

Mứt là mặt hàng phong phú chủng loại. Chủ gian hàng thường rao khá chi tiết về SP, chẳng hạn màu của mứt được tạo từ nguyên liệu thiên nhiên như: màu xanh lá dứa, màu tím lá cẩm/củ dền, đỏ gấc, vàng nghệ, nâu cà phê/chocolate… Tùy gian hàng và tùy loại, giá mỗi ký mứt dao động 185.000-300.000 đồng, cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với giá mứt bán ở chợ.

Mứt nhà làm được rao trên mạng

Các món để “nhâm nhi” ngày Tết có đủ từ dưa kiệu, hành chua, tai heo ngâm giấm, bánh tét, giò lụa, giò thủ, lạp xưởng đến các loại khô như khô bò, khô cá, khô mực, mực rim…, được khá nhiều gian hàng bán với lời rao “hàng nhà làm bảo đảm tươi, không dùng hàn the, chất bảo quản”. Giá các SP cũng cao hơn giá bán ở chợ 30-70%.

Không chỉ những món thông thường, ở đây còn có nhiều món lạ như giò bê được làm từ thịt bê nguyên miếng, bọc bì heo bên ngoài, 350.000 đồng/kg; si rô hoa bụp giấm, 290.000 đồng/lít; bánh mocha tươi vỏ vị trái cây, nhân trứng gà 65.000 đòng/ba cái; bồ câu; mứt táo làm từ táo ta của Bến Tre, Tiền Giang, 150.000 đồng/kg. Ngoài bán quả tươi, có gian hàng còn bán chậu cây phúc bồn tử (140.000 đồng/chậu), dâu tây (80.000 đồng/chậu), cà chua cherry (10.000 đồng/cây) để chưng Tết và thưởng thức quả tại chỗ.

Các món “hiếm gặp” như giò bê, siro hoa bụt giấm… cũng xuất hiện trên các chợ online

Chợ cũng không thiếu các loại trái cây vùng miền như thanh long Bình Thuận, bưởi Tân Triều, bơ Đăk Lăk, ổi miền Tây… các loại rau, củ nhà trồng không dùng thuốc sâu, thuốc tăng trưởng; các loại hải sản tươi lâu và đưa về mỗi ngày. Những món ăn chơi như kem, các loại bánh ngọt đặc biệt hấp dẫn các chị em.

Các gian hàng tại những ngôi chợ khác như HBB, HMS, HWTT kém đa dạng thực phẩm tết hơn, chủ yếu gồm lạp xưởng, mứt, các loại hạt...

Muốn đắt hàng, phải rõ thông tin

Điều quan trọng nhất là người mua cần tìm hiểu kỹ, thu thập thông tin để lựa chọn được SP chất lượng mà giá cả hợp lý. Phân tích những ngôi chợ trên mạng xã hội đã kể trên cho thấy, tuy có số lượng thành viên đáng nể với trên 20.000, nhưng HBB lại không có bất cứ quy định hay ràng buộc nào để quản lý thành viên đưa hàng lên bán.

Ngoài trang CP, các trang khác tuy có những quy định về cách thức bán hàng song không thấy dấu ấn của người quản lý, nhất là hàng thực phẩm yếu tố an toàn thực phẩm không hề đề cập. Hầu như chỉ thấy người bán đưa hàng lên chứ rất ít thành viên phản hồi hay bình luận. Ở đây không thấy có sự gắn kết giữa các thành viên, giữa người mua người bán, giữa “chủ chợ” với “tiểu thương”. Vì vậy, mạnh ai nấy đưa hàng lên và dùng mọi thủ thuật như đăng liên tục một nội dung trong nhiều ngày liền; đánh chữ “up” hoặc các biểu tượng vào ô phản hồi để đẩy bài lên đầu trang.

Cách làm trên khiến người mua khó biết được chất lượng thực sự của hàng hóa nơi đây. Gần đây nhất, một thành viên trong HBB rao “nhận làm món ngon cho ngày Tết là chả giò tôm cua”, song không nhận được sự phản hồi nào, chính người này đã phải nhấn “up” nhiều lần để gây sự chú ý. Tương tự là chợ HWTT với lời rao “củ kiệu nhà làm bảo đảm không chất bảo quản” hay chả lụa nóng hổi, mứt chuối gừng, mứt vỏ bưởi hay đặc sản Cà Mau… của một số thành viên sau nhiều giờ đăng vẫn không nhận được lấy một like.

Ngoài ngon, sạch, các thực phẩm “homemade” cũng phải cần minh bạch thông tin

Nhím Chạp Phô, một bà chủ chợ phiên cho biết kinh nghiệm, tất cả các gian hàng trước khi bán công khai đều phải gửi thông tin, hình ảnh cụ thể để chủ chợ duyệt trước. Ban đầu chỉ dựa theo cảm nhận, song chợ còn có nhiều cách để lọc lại gian hàng uy tín hay không. Một mặt chủ chợ dùng thử, mặt khác nhờ các khách hàng quen trong chợ dùng và đưa ra nhận xét. Dựa vào phản hồi của thành viên, chủ chợ cấp quyền cho gian hàng được bán thường xuyên hoặc xóa vĩnh viễn. Mỗi một tuần, chủ chợ có bài tổng hợp tình hình khen chê của thành viên đối với các gian hàng. Không chỉ nói về chất lượng, các gian hàng còn được góp ý cả về cách giao hàng và đối xử với khách hàng.

Thực tế, dù có chặt chẽ thì chủ chợ vẫn không thể kiểm soát được tất cả, không hẳn là tất cả các gian hàng ở chợ này đều chất lượng. Phương Thu, một thành viên lâu năm, đã mua rất nhiều hàng trên mạng cho biết: “Đa số hàng rất ngon, song cũng có hai lần mình không ưng ý khi mua phải con gà rất già và cá bớp không tươi”.

Mới đây nhất, các thành viên chợ phiên lại cùng “ngồi” bình chọn ra các gian hàng được nhiều người yêu thích nhất, kèm theo những lời bình luận, nhận xét về SP của từng gian hàng. Nếu muốn mua hàng, người tiêu dùng nên xem kỹ các bài tổng kết mỗi tuần, bài bình chọn của chợ. Những sạp nào có nhiều người mua, nhiều người khen là sạp ngon, có chất lượng ổn định. Bạn cũng có thể nhắn tin để nhờ chủ chợ tư vấn.

Cục Thống kê TP HCM vừa công bố kết quả khảo sát tiến hành tại hơn 20.000 doanh nghiệp, 2.500 hộ gia đình và hơn 200 cơ sở phân phối tại TP HCM. Theo đó có đến 48,2% biết về mua sắm trực tuyến và 20,5% người đã mua sắm trực tuyến (tăng gấp đôi so với năm 2011); tỷ lệ mua sắm trên website là 86,4% và mua sắm trên diễn đàn, mạng xã hội là 33,7%.

Quang Phong - Benh.vn (tổng hợp)

 
Tin tức & sự kiện
Thứ năm, 29 Tháng 1 2015 01:34

Nguyên nhân bệnh chậm tiêu

- Yếu tố tâm lý, thần kinh: Sự giận dữ, cáu gắt sẽ gây ức chế tiết dịch, làm giảm nhu động của dạ dày - ruột, ngược lại sự sợ hãi lại gây kích thích tăng tiết, tăng nhu động, tăng dòng máu đến niêm mạc dạ dày... Những yếu tố này tác động liên tục, hàng ngày làm rối loạn chức năng vận động, phát sinh các triệu chứng.

- Vấn đề ăn uống, sinh hoạt cũng là một nguyên nhân khi mà cuộc sống của chúng ta có nhiều tác động qua lại: ăn quá nhanh, nhai không kỹ, giờ ăn thất thường, ăn nhiều gia vị, thức ăn không phù hợp... đều có thể gây ra các triệu chứng chậm tiêu.

- Nhiễm vi khuẩn HP(helicobacter pylori): Người ta thấy rằng có HP (+) ở 50% bệnh nhân bị chậm tiêu cơ năng, gấp 3 lần so vơí nhóm chứng, điều trị tiệt trừ HP giúp cải thiện một số triệu chứng lâm sàng của chậm tiêu.

Cơ chế bệnh sinh của chậm tiêu chức năng

Cơ chế gây chậm tiêu rất phức tạp, hiện vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Có một số thuyết đề cập đến cơ chế gây bệnh:

- Do rối loạn vận động dạ dày - ruột: có thể là kém vận động vùng hang vị, tăng vận động không hiệu lực hoặc rối loạn vận động tá tràng không đồng bộ với dạ dày làm mất hiệp đồng giữa dạ dày và tá tràng dẫn đến giảm khả năng làm vơi dạ dày.

- Do rối loạn nhạy cảm dạ dày - ruột: tăng cảm giác đau, tăng nhu động, tăng cảm giác về lượng thức ăn chứa trong dạ dày ruột,…

Một số loại chậm tiêu cơ năng

- Theo rối loạn chức năng:

Rối loạn chức năng vận động: chậm tiêu thể tăng trương lực, chậm tiêu thể giảm hoặc mất trương lực dạ dày.

Rối loạn chức năng tiết dịch: Chậm tiêu thể tăng toan, tăng tiết dịch và chậm tiêu thể giảm toan, giảm tiết.

- Theo triệu chứng lâm sàng:

Chậm tiêu dạng loét: các triệu chứng của bệnh nhân như có tổn thương loét trong ống tiêu hóa, mô tả của họ rất điển hình. Những trường hợp này khi được nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng thì hình ảnh bình thường.

Chậm tiêu dạng vận động: các triệu chứng biểu hiện ra là những cơn tăng nhu động có vẻ như bất thường. Người bệnh cũng có thể có triệu chứng đầy bụng, chướng hơi, nhiều lúc như không có cơ co

Chậm tiêu không đặc hiệu: các triệu chứng không rõ ràng, không điển hình, mơ hồ.

Benh.vn

 
Tin tức & sự kiện
Thứ năm, 29 Tháng 1 2015 01:33

Các sở y tế, bệnh viện, công ty dược… được Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán, tránh trình trạng lợi dụng để đầu cơ tăng giá.

Cục trưởng Quản lý Dược Trương Quốc Cường vừa yêu cầu các sở y tế chỉ đạo bệnh viện có kế hoạch dự trữ thuốc, tăng cường quản lý tránh tình trạng đầu cơ, lợi dụng dịp Tết để tăng giá thuốc... Sở nhắc nhở các đơn vị bảo đảm cung ứng đủ thuốc phục vụ cấp cứu, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là cúm A/H5N1, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, rubella, tiêu chảy do virus rota... có nguy cơ bùng phát trong mùa đông - xuân, nhất là dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội.

Cục quản lý Dược yêu cầu tổ chức các điểm trực bán thuốc Tết 24/24.

Cục yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh thuốc tổ chức các địa điểm trực bán thuốc 24/24h, các sở phân công cán bộ chuyên trách về dược trực 24/24h trong các ngày nghỉ Tết Nguyên đán để theo dõi, nắm bắt tình hình và đảm bảo cung ứng thuốc.

Cục Quản lý Dược sẽ cử cán bộ trực suốt ngày đêm để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Quang Phong - Benh.vn (tổng hợp)

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 1 2015 01:34
 
Tin tức & sự kiện
Thứ năm, 29 Tháng 1 2015 01:24

Một đôla Mỹ có thể giúp người Venezuela mua hơn 1.800 lít xăng, đủ để đi 6 vòng quanh đất nước.

Cuối tuần trước, Tổng thống Venezuela - Nicolas Maduro phát biểu rằng ông đang cân nhắc tăng giá xăng. Theo nhiều nhà phân tích, điều này sẽ tốt cho nền kinh tế.

Đã hai thập kỷ kể từ lần cuối Chính phủ Venezuela cố gắng điều chỉnh giá nhiên liệu theo hướng đi lên. Đó không phải là một quyết định dễ dàng vì vào năm 1989, việc xăng tăng giá đã gây ra cuộc biểu tình lớn khiến hàng trăm người thiệt mạng. Bên cạnh đó, đồng nội tệ nước này cũng liên tục mất giá so với đôla Mỹ, khiến xăng tính theo USD ngày càng rẻ, rẻ đến mức không tưởng khi so sánh với các nước khác. Khi dầu thô thế giới ngày một giảm giá như hiện nay, xăng tại Venezuela rẻ hơn cả nước.

xang-venezuela-9754-1422347412.jpg

Henry Duran, một người dân Venezuela đang đổ đầy xăng cho chiếc Ford LTD Ranger sản xuất năm 1978 tại Caracas, Venezuela. Ảnh: AP

Trong bảng giá mới nhất do Bloomberg công bố, xăng hiện ở mức 0,002 USD một gallon, tính theo tỷ giá USD trên thị trường "chợ đen". Nếu quy ra lít và tiền Việt, giá này tương đương 11,3 đồng Việt Nam mỗi lít xăng. Ở Venezuela, một đôla Mỹ mua được 1.824 lít, đủ để lái một chiếc xe bán tải đi 6 vòng quanh đất nước.

Với người dân Venezuela, giá xăng rẻ là một món quà. "Xăng rẻ hơn nước lọc", một người dân nói với tờ Washington Post. Theo người này, giá một chai nước nơi đây còn đắt hơn nhiều so với việc đổ đầy xăng chiếc xe máy của anh.

"Rẻ hơn cả không khí" - tài xế xe tải khác phát biểu sau khi trả tiền bơm lốp. Còn một người lái chiếc xe thể thao đa dụng ví von rằng giá xăng ở Venezuela rẻ đến mức họ thoải mái rửa tay bằng xăng.

Là một trong những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, Venezuela có lý do để bán xăng giá thấp. Tuy nhiên, dường như Chính phủ nước này khó có thể trợ cấp mãi, khi mà nền công nghiệp dầu mỏ đang lao đao, nhiều công ty xuất khẩu sụp đổ. "Các công ty phá sản và không thể chịu đựng thêm chính sách trợ cấp như vậy nữa", Siobhan Morden, một nhà phân tích của công ty Jefferies LLC nói với Bloomberg.

Anh Đức

 
Tin tức & sự kiện
Thứ năm, 29 Tháng 1 2015 01:21

Chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Obama đánh dấu bước tiến đáng kể trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, đồng thời cho thấy đôi bên hiện cùng chia sẻ một tầm nhìn chiến lược trong việc đối phó với sức mạnh đang lên của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm tới Ấn Độ, Tổng thống Mỹ Barack Obama mang theo một loạt các vấn đề như năng lượng, thương mại, hay quốc phòng để cùng bàn thảo với đối tác. Nhưng khi ông và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngồi xuống bàn đàm phán, 45 phút đầu tiên chỉ dành để nói về một chủ đề duy nhất: Trung Quốc.

Theo New York Times, ông Obama cùng các trợ lý cũng bất ngờ khi nhận thấy những đánh giá của ông Modi về sự trỗi dậy cũng như mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trước những vấn đề chiến lược tại khu vực Đông Á, gần giống với những gì Mỹ đang quan ngại. Ông Modi dường như cũng tỏ ra bất an trước những nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh, đồng thời quan tâm hơn tới các cách tiếp cận mới để đối phó với Trung Quốc.

Tổng thống Obama và ông Modi đã đồng ý ký một tuyên bố chung, theo đó, hai lãnh đạo tái khẳng định "tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh hàng hải và đảm bảo quyền tự do đi lại, cả trên biển và trên không", đặc biệt là ở Biển Đông, nơi Trung Quốc thường xuyên xảy ra tranh chấp và bị cáo buộc gây hấn với nhiều quốc gia trong khu vực.

Hai nhà lãnh đạo cũng kêu gọi "các bên có liên quan tránh đe dọa hay sử dụng vũ lực" trong các tranh chấp trên biển. Dù không nêu đích danh nhưng giới chuyên gia đều đồng tình cho rằng động thái này rõ ràng nhắm đến Trung Quốc

Ông Modi đề nghị xây dựng lại "Đối thoại An ninh Bốn bên", một mạng lưới có sự tham gia của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, được khởi xướng từ năm 2007 và vấp phải sự chỉ trích của Trung Quốc. Liên minh này bị gián đoạn sau một năm thiết lập do những thay đổi trong bộ máy cầm quyền tại Australia.

Thủ tướng Ấn Độ còn quan tâm đến việc làm sao để trở thành thành viên và nâng cao vai trò của nước này tại diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), nơi New Delhi có thể góp sức để cân bằng sức ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Các đời tổng thống Mỹ trong một thời gian dài luôn cố gắng lôi kéo Ấn Độ vào một mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ hơn, nhằm hình thành liên minh đối trọng với Trung Quốc. Nhưng Delhi từ lâu vẫn duy trì một vị thế độc lập trên trường quốc tế, không bắt tay với bất kỳ quốc gia nào.

Tuy nhiên, quan điểm của Thủ tướng Modi lại có phần trái ngược, ông không những sẵn sàng mà còn khao khát định hình lại quan hệ Mỹ - Ấn trước bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng phát triển cả về kinh tế, chính trị và quân sự.

"Ấn Độ và Trung Quốc có khá nhiều mâu thuẫn, tương tự như với Mỹ trước đây", K. Shankar Bajpai, cựu đại sứ của Ấn Độ ở Mỹ và Trung Quốc, nhận xét. Nhưng nay Washington và New Delhi đều "nhận thức rõ ràng về lợi ích của mỗi bên" và phát hiện ra rằng họ "có nhiều điểm chung".

Nếu được chia sẻ lâu dài, tầm nhìn này sẽ báo hiệu sự thay đổi mang lại kết quả quan trọng hơn bất kỳ thỏa thuận hay hiệp định nào được ký kết trong suốt chuyến thăm Ấn Độ của ông Obama. Giới chức Mỹ có lẽ hy vọng hai nước sẽ tích cực hợp tác hơn nữa để kìm hãm tham vọng của Trung Quốc và bảo đảm trật tự trong khu vực, quan sát viên Peter Baker và Gardiner Harris từ NY Times đánh giá.

Thủ tướng Ấn Độ cũng bày tỏ quyết tâm giữ một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề tại châu Á với chính sách mang tên "hành động Phương Đông". Chính sách này gần tương đồng với chiến lược " xoay trục sang châu Á" của Mỹ. Theo giới phân tích, trong nhiều năm qua, Ấn Độ và Mỹ đã cùng nhau hướng tới sự nhất trí chung về quy cách kiềm chế Trung Quốc nhưng gần đây hai nước mới tỏ rõ điều này.

Một trong những vấn đề trọng tâm hiện nay đối với Ấn Độ là việc Trung Quốc điều động các tàu ngầm hạt nhân tới làm nhiệm vụ tuần tra tại vịnh Bengal, khu vực vốn được coi là sân sau chiến lược của New Delhi. Sự xuất hiện của các tàu ngầm Trung Quốc gây áp lực lớn đối với hệ thống quốc phòng Ấn Độ.

Thông điệp gửi Trung Quốc

INDIA-1-master675-3581-1422443677.jpg

Ông Modi (thứ ba từ trái sang) và ông Obama hôm 26/1 tham dự lễ diễu hành kỷ niệm Ngày Cộng hòa ở New Delhi. Ảnh: NYTimes

Theo South China Morning Post, chuyến thăm và sự hiện diện của Tổng thống Mỹ Barack Obama với tư cách khách mời danh dự tại lễ diễu hành nhân Ngày Cộng hòa của Ấn Độ hôm 26/1 đã làm nổi bật mối quan hệ đang ngày càng khăng khít hơn giữa hai nước, đồng thời gửi đi thông điệp rằng nếu cần thiết, Ấn Độ và Mỹ có thể sẽ bắt tay để cùng chống lại Trung Quốc.

Chuyến công tác ba ngày của ông Obama cùng những thỏa thuận đạt được "là bằng chứng cho thấy hai quốc gia đang muốn gây sức ép lên Trung Quốc", ông Sun Shihai, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định. "Nó cho thấy những mối lo lắng của Ấn Độ về Trung Quốc đang bám rễ khá sâu và chưa có chiều hướng suy giảm, mặc dù New Delhi và Bắc Kinh hồi năm ngoái từng tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác".

Chuyến thăm của ông Obama diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ có vẻ như đang cố gắng thắt chặt mối quan hệ và kìm hãm những căng thẳng dồn nén suốt từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Hồi tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc cam kết đầu tư khoảng 20 tỷ USD vào Ấn Độ và hứa duy trì hòa bình dọc vùng biên giới.

Nhưng đến nay vẫn không có tiến triển đáng kể nào trong việc giải quyết tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya. Những cuộc chạm trán nhỏ lẻ quanh khu vực này giữa quân đội hai nước vẫn thường xuyên xảy ra.

Rahul Bedi, nhà phân tích tại Tổ chức Thông tin Jane, cho rằng mục tiêu của Ấn Độ trong vòng hai thập kỷ tới là phát triển khả năng của lực lượng quân đội, đủ sức để chống lại Trung Quốc. "Ấn Độ không thể tự mình thực hiện tham vọng này, vậy nên họ cần một ai đó giống như Mỹ giúp đỡ", APdẫn lời ông Bedi nhận xét.

"Điều  này sẽ chạm tới mối quan tâm về an ninh của Trung Quốc", ông Wu Xinbo, giám đốc Trung tâm Nghiên cữu Mỹ tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, bình luận. "Khả năng của Ấn Độ càng phát triển bao nhiều thì áp lực sẽ đè nặng lên Trung Quốc bấy nhiêu".

Những giới hạn

Theo giới chuyên gia, New Delhi vẫn có những giới hạn nhất định trong việc hợp tác với Washington để đối chọi với Bắc Kinh. "Chúng tôi không phải là quân bài mà nước này có thể lợi dụng để chống lại nước khác", Kishan Rana, một nhà cựu ngoại giao Ấn Độ, nói.

Bắc Kinh dường như cũng vẫn tin tưởng vào phương hướng độc lập, không liên kết của New Delhi. "Chúng tôi biết Ấn Độ không muốn trở thành một phần của chính sách ngăn chặn Trung Quốc", New York Times dẫn lời bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát biểu. "Chúng tôi tin rằng trò chơi một bên mất một bên còn đã thuộc về thế kỷ trươc rồi", bà cho biết thêm.

"Ấn Độ có lẽ không muốn đứng chung với Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác để chống lại Trung Quốc", Michael Kugelman, nhà nghiên cứu Nam Á tại Trung tâm Wilson, nhận định. Theo Kugelman, việc ông Modi xa rời chính sách không liên kết của nước này "sẽ gây ra những tác động rất to lớn".

Wang Dehua, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Thượng Hải, thì đánh giá Ấn Độ đang rất khao khát các khoản đầu tư từ Trung Quốc, đặc biệt là những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. "Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nhận thức rõ ràng rằng sẽ chẳng có lợi ích gì khi để tình trạng đối đầu kéo dài", Wang bình luận.

Theo Strait Times, Bắc Kinh mặt khác vẫn chú ý tới chính sách ngoại giao chủ động của ông Modi, người mà từ khi nhậm chức liên tục có các nước đi thúc đẩy hợp tác với nhiều quốc gia, không chỉ Mỹ mà cả Nhật Bản, đối thủ chính của Trung Quốc ở Đông Á.

Một số nhà phân tích tin rằng trước những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời ông Modi, chuyến thăm của ông Obama nhiều khả năng sẽ buộc Bắc Kinh phải tìm phương cách để cải thiện quan hệ với New Delhi.

"Ta có thể hy vọng Trung Quốc sẽ thực hiện một số điều chỉnh trong quan hệ song phương và công bố chúng khi ông Modi thăm Trung Quốc, có thể là vào cuối năm nay", Jiang Jingkui, chuyên gia về Nam Á tại Đại học Bắc Kinh, nhận xét.

Vũ Hoàng

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 1 2015 01:24
 
«Bắt đầuLùi12345678Tiếp theoCuối»
Trang 1 trong tổng số 8