Hằng năm, nhiều địa phương trên khắp nước ta, cứ đến mồng 5 tháng 5 âm lịch lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ.
Vậy Tết Đoan Ngọ là Tết gì? Theo sách “Phong thổ kí” thì Tết Đoan Ngọ được gọi là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Sở dĩ Tết này gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng 5 là lúc bắt đầu trời nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo quan niệm Đông phương thì phương Nam là chính ngọ, mà ngọ là ngôi dương cho nên Tết này gọi là Tết Đoan Dương. Ở Trung Quốc, họ gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau, mồng 5 tháng 5.
Lý do bởi hiện với mức đóng tham gia BHYT là 4,5%, quỹ BHYT còn kết dư.
Tại Hội thảo Tham vấn về chính sách thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm tế (BHYT) theo định suất diễn ra ngày 4/6, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT – BHXH Việt Nam cho biết, thời điểm này BHXH Việt Nam vẫn chưa đặt ra thời điểm dự kiến tăng phí BHYT từ 4,5% lên 6% lương cơ bản.